Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Bạn có lệ thuộc vào đồng tiền?


Bạn đang muốn sử dụng ngân sách gia đình để đầu tư kiếm lợi nhuận nhưng còn e ngại? Bạn luôn biết cách đầu tư tiền thế nào cho thông minh và có hiệu quả nhưng mãi lận đận chuyện làm ăn? Vấn đề đôi khi chỉ ở chỗ: Bạn là người chủ hay chỉ là người phục vụ cho đồng tiền! Hãy khách quan nhận xét bản thân mình có phải là người biết sử dụng tiền không...
1. Theo bạn, người ta có thể trở nên giàu có một cách lương thiện?
a). Có thể lắm chứ (2đ).
b). Không biết nữa (1 đ).
c). Không thể được (0 đ).
2. Bạn có theo dõi các thông tin kinh tế, tài chính trên báo chí và truyền hình không?
a). Rất thường xuyên (2 đ).
b). Chỉ thỉnh thoảng thôi. (1 đ)
c). Tôi không bao giờ quan tâm đến những chuyện nhức đầu đó (0 đ)
3. Khi nghe nói về những dịch vụ mang lại lợi nhuận trước mắt, bạn mong muốn gom góp tiền của trong nhà để đầu tư ngay?
a). Có chứ, "đồng tiền đi trước đồng tiền khôn" mà (1đ)
b). Tôi luôn suy nghĩ kỹ trước khi quyết định những chuyện quan trọng như vậy (2 đ)
c). Tôi không dám lao vào cuộc chơi may rủi đó. (0 đ)
4. Bạn có bàn bạc với vợ (chồng) mình khi dự tính hùn hạp làm ăn?
a). Có, chúng tôi phải luôn nhất trí với nhau. (2 đ)
b). Tôi chỉ bàn với anh (cô) ấy nếu... không thể qua mặt được. (1 đ).
c). Tôi thích hành động độc lập, không thích thảo luận với ai (0 đ).
5. Bạn có tán đồng quan điểm "Hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào tiền bạc" không?
a). Tôi nhất trí với quan niệm này (0 đ)
b). Tôi không có ý kiến, điều trên có thể đúng mà cũng có thể sai (2 đ).
c). Tôi không tán đồng quan điểm trên. (1 đ).
6. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam là cơ hội cho bạn đầu tư và kiếm lợi nhuận hợp pháp?
a). Đúng vậy, tôi luôn thấy nơi đây có nhiều cơ hội. (1 đ)
b). Tôi không dám chắc về điều này (2 đ).
c). Tôi thấy đây là môi trường rủi ro. (0 đ)
7. Một người đề nghị bạn cho vay lấy lãi mặc dù bạn rất ghét chuyện này, bạn có đổi ý...
a). sau một chầu nhậu ngất ngưỡng với người này? (0 đ).
b). sau một vài lần đi nhậu? (1 đ)
c). Không bao giờ (2 đ).
8. Trước mỗi kỹ lãnh lương, bạn vẫn luôn còn một ít tiền rủng rỉnh trong túi chứ?
a). Dĩ nhiên. Tôi tiêu xài rất căn cơ. (2 đ).
b). Rất ít khi tôi còn dư dả tiền bạc (1 đ)
c). Tôi hoàn toàn là kẻ "cháy túi" (0 đ).
9. Bạn có nợ nần ai không?
a). Có chứ, cuộc đời có vay có trả mà (0 đ)
b). Thỉnh thoảng tôi mới vay mượn (1 đ).
c). Tôi không khi nào thiếu nợ ai (2 đ).
10. Theo bạn, chỉ cần giỏi đầu tư là có thể sống vương giả?
a). Đúng như thế. (0 đ)
b). Không hoàn toàn như vậy đâu, còn nhiều yếu tố khác nữa (1 đ).
c). Không thể được. (2 đ).
11. Tiền bạc sẽ làm tha hóa con người ?
a). Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến này (2 đ).
b). Tôi không dám chắc lắm (1 đ).
c). Không thể được, vẫn có những người giàu mang nhân cách tốt. (0 đ).
12. Chỉ nên buộc - boa cho những người phục vụ bằng ít tiền lẻ thôi?
a). Đúng vậy, chẳng nên phí phạm tiền bạc vô lối như thế (0 đ)
b). Tôi không có ý kiến ( 1 đ)
c). Không nên keo kiệt như thế (2 đ).
13. Khi mua hàng về, bạn thường kiểm tra lại giá cả và trọng lượng?
a). Tôi thường xuyên làm như thế (2 đ)
b). Chỉ thỉnh thoảng thôi, tôi ngại mất thời gian lắm (1 đ).
c). Tôi chẳng khi nào quan tâm đến điều này. (0 đ).
14. Bạn có đóng tiền bảo hiểm không?
a). Có chứ, tôi rất lo cho tương lai của mình (0 đ).
b). Tôi đang lựa chọn hãng bảo hiểm (1 đ)
c). Tôi không bao giờ đưa tiền cho người khác giữ (2 đ).
15. Bạn có hay mang sẵn tiền lẻ trong túi?
a). Rất thường xuyên (2 đ)
b). Chỉ thỉnh thoảng (1 đ)
c). Không bao giờ (0 đ)
Kết quả:
Từ 0 đến 10 điểm: Bạn là người không thích liều lĩnh với những đồng tiền mình kiếm được. Có lẽ bạn thích đầu tư chắc chắn khoản tiền mình tiết kiệm được vào ngân hàng. Nếu mạnh dạn hơn vào những hình thức đầu tư mới, tình hình tài chính của bạn sẽ khá hơn và bạn cũng không mang tiếng là người ky bo.
Từ 11-20 điểm: Bạn thực sự biết làm chủ đồng tiền. Tiền bạc với bạn chỉ là yếu tố giúp cuộc sống bạn phong phú và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cần cân nhắc và kỹ lưỡng hơn trước những dự tính ngọt ngào khi bàn bạc nhưng không mang tính khả thi.
Từ 21 - 30 điểm: Bạn có nhạy cảm thiên phú với tiền bạc và chúng dường như có khuynh hướng sinh sôi trong tay bạn. Bạn thích đầu tư lớn và thắng lớn. Có điều, bạn nên dè chừng, đừng tự thị kẻo mắc phải những sai lầm khó khắc phục trong cuộc sống. Và sau đây là một vài cách để dành dụm tiền:
Một chiếc ví gọn gàng, ngăn nắp có thể giúp bạn để dành được rất nhiều tiền đấy!
Cất giữ các hóa đơn: Bạn đừng vội vất bỏ các hóa đơn mua hàng cũ chỉ vì muốn dọn dẹp lại chiếc ví. Có thể bạn sẽ để dành được một khoản tiền nếu giữ lại các hóa đơn thanh toán những món hàng không thật sự cần đến. Chúng được xem như bằng chứng cho việc mua sắm lãng phí của bạn!
Cắt giảm chi tiêu: Để cho gọn ví, bạn chỉ nên đem theo một ít tiền vừa đủ với nhu cầu cần thiết mỗi khi ra đường. Như thế bạn không tiêu xài quá mức với số tiền "dằn túi" này.
Xếp tiền theo trật tự: Nên sắp xếp tiền bạc trong ví sao cho ngay ngắn và có trật tự. Điều này sẽ giúp bạn tự theo dõi số tiền đang có trong ví, từ đó biểt mình đã xài bao nhiêu tiền và tự điều chỉnh thói quen tiêu xài hàng ngày.
Bỏ ống mỗi ngày: Vào cuối ngày, hãy bỏ tất cả những tờ bạc lẻ trong ví vào heo. Nếu như bạn đã để dành được 500.000đ, hãy gửi vào ngân hàng. Đây là cách dễ dàng nhất để tích lũy tiền bạc mà bạn ít khi nghĩ đến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét